Chấm điểm tín dụng là gì? Các hình thức chấm điểm tín dụng phổ biến

14/02/2023

Chấm điểm tín dụng là gì? Các hình thức chấm điểm tín dụng phổ biến

Nội dung

Bạn luôn tự hào rằng mình chưa từng vay nợ ngân hàng hay các tổ chức tài chính tín dụng nào nên lịch sử tín dụng của bạn luôn hoàn hảo. Nhưng điều này không chứng minh được bạn là một khách hàng tốt và uy tín khi vay. Các tổ chức ngân hàng, tài chính sẽ chấm điểm tín dụng để đánh giá khách hàng của mình về độ an toàn và tính khả thi. Vậy, chấm điểm tín dụng là gì, các hình thức chấm điểm tín dụng phổ biến và lợi ích của nó ra sao. Trong bài viết này Vega Fintech sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc đó nhé!

1. Chấm điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là điểm số thể hiện lịch sử vay vốn tín dụng của khách hàng với các tiêu chuẩn và quy tắc đã được quy định chung và điểm số này được xếp hạng quốc tế. Nó sẽ được chấm dựa vào quá trình phân tích các hồ sơ tín dụng của khách hàng. Điểm số này được CIC tập hợp và quản lý.

Chấm điểm tín dụng là một phương pháp tính điểm số mà thông qua đó các ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng có thể đánh giá được độ uy tín của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài chính để đưa ra hình thức cho vay hợp lý nhất.

Nhờ có kết quả chấm điểm tín dụng, các tổ chức/ doanh nghiệp tài chính cho vay có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và khách quan hơn.

Chấm điểm tín dụng là gì?

Chấm điểm tín dụng trở thành tiêu chuẩn cho nhiều vấn đề tài chính

2. Các hình thức chấm điểm tín dụng hiện nay

Việc chấm điểm tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Để chấm điểm tín dụng, dưới đây là một số hình thức mà các ngân hàng và tổ chức tài chính áp dụng:

Các hình thức chấm điểm tín dụng hiện nay

Cách tính điểm tín dụng với những công nghệ hỗ trợ thông minh, chấm điểm chính xác

Chấm điểm hành vi

Chấm điểm hành vi là một phương pháp mang tính chủ quan vì nó đánh giá hành vi và tiếp cận tâm lý của người đi vay khi khách hàng đến trực tiếp tại các chi nhánh, địa điểm của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, tín dụng. Nhân viên sẽ là người xác định hành vi của từng khách hàng để đánh giá xem họ có an toàn và có phải là một người có nguy cơ lừa đảo hay không, khả năng trả tiền đúng thời hạn và đầy đủ có cao không.

Chấm điểm trên ứng dụng

Việc chấm điểm trên ứng dụng sẽ được tiến hành bằng cách, trước mỗi khi khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính sẽ được điền vào một mẫu đăng ký với các dữ liệu cá nhân. Mẫu đơn này sẽ được tạo ra theo từng mẫu riêng của mỗi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính dựa trên các yêu cầu mà họ đưa ra cho người đi vay.

Các câu trả lời sẽ được tính theo các mức điểm để tổng hợp lại và tính điểm tổng thể. Số điểm mà khách hàng được nhận càng cao thì hồ sơ của khách hàng sẽ được chấp thuận càng cao.

Chấm điểm trên ứng dụng

Chấm điểm trên ứng dụng một cách thông minh và nhanh chóng

Chấm điểm thu hồi nợ

Trong quá trình đi vay, việc tính điểm tín dụng dựa trên việc chấm điểm thu hồi nợ là rất quan trọng. Thủ tục này xác định ra được những người không thể trả được nợ, đồng thời xây dựng nên hệ thống dữ liệu dựa vào các yếu tố: số tiền vay, loại khoản vay, thời gian trả, mức độ rủi ro.

Hiện nay, việc chấm điểm tín dụng khách hàng sẽ được dựa trên dữ liệu thông tin khách hàng thông qua hệ thống CIC để đánh giá. Nó sẽ có 5 yếu tố như sau:

- Lịch sử thanh toán chiếm 35%: Nếu khách hàng là người thanh toán đúng hạn các khoản vay sẽ có điểm tín dụng lịch sử cao.

- Khoản nợ tín dụng chiếm 30%: hệ số này sẽ ngân hàng biết tổng khoản nợ tín dụng và bạn cần phải duy trì tỉ lệ này ở mức trung bình, bạn được duyệt hồ sơ vay hay không là dựa vào nó.

- Thời gian quan hệ tín dụng chiếm 15%: Là khoảng thời gian từ khi bạn mở tài khoản tín dụng, tạo quan hệ tín dụng với tổ chức tài chính nào đó. Nó càng lâu thì bạn sẽ được đánh giá càng tốt.

- Khoản vay tín dụng mới chiếm 10%: Bạn mở tài khoản mới càng nhiều, nhiều khoản vay thì điểm tín dụng của bạn sẽ càng thấp.

- Các loại tín dụng chiếm 10%: Việc sở hữu bao nhiêu loại tín dụng của bạn sẽ được phản ánh qua yếu tố này.

3. Lợi ích của việc chấm điểm tín dụng

Việc chấm điểm tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng, tổ chức tài chính:

- Chấm điểm tín dụng giúp doanh nghiệp/ tổ chức tài chính mở rộng hoạt động tới các phân khúc thị trường mới, bao gồm cả những phân khúc chưa được phục vụ đầy đủ trước đây.

- Các quyết định xử lý giao dịch khoản vay được đưa ra nhanh chóng và khách quan. Thời gian hồi đáp các đơn cho vay rút ngắn tính bằng đơn vị phút thay vì đơn vị ngày.

- Sử dụng việc chấm điểm tín dụng giúp dự đoán rủi ro một cách có hiệu quả hơn, tổ chức/ doanh nghiệp cho vay có thể giảm chi phí cho các dịch vụ thiết yếu như cho vay thế chấp, cho vay tiêu dùng cá nhân và thẻ tín dụng.

- Giúp quản lý rủi ro một cách tích cực hơn và duy trì mức độ rủi ro ở mức độ thích hợp kể cả trong bối cảnh ở những thị trường mới được mở rộng. Bởi việc chấm điểm tín dụng cho phép tổ chức cho vay chủ động trong việc ngăn chặn cho vay vượt quá khả năng chi trả và các vấn đề về đạo đức

Lợi ích của việc chấm điểm tín dụng

Vai trò quan trọng của việc chấm điểm tín dụng trong lĩnh vực tài chính

Đối với nền kinh tế vĩ mô, việc chấm điểm tín dụng cũng mang lại một số lợi ích cho tổng thể:

- Tăng cường khả năng tiếp cận với việc sở hữu nhà ở, tích lũy tài sản từ đó giúp cho các gia đình phá vỡ được vòng luẩn quẩn mang tính thế hệ về tình trạng kinh tế thấp kém.

- Giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ khỏi suy thoái nhỏ bằng cách giảm khủng hoảng do căng thẳng về các khoản thanh khoản. Với việc tăng cường tiếp cận đến tín dụng tiêu dùng và giảm chi phí tín dụng, điểm tín dụng giúp khách hàng cân đối chi tiêu giữa các giai đoạn thu nhập khác nhau.

Chấm điểm tín dụng là hoạt động đóng vai trò thiết yếu trong sự tăng trưởng kinh tế. Đối với khách hàng nó là chìa khóa để sở hữu nhà ở và vay tiêu dùng, tăng khả năng được phê duyệt cho vay. Đối với doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, việc này giúp tăng khả năng tiếp cận với cá nguồn lực tài chính giảm chi phí và quản lý rủi ro hiệu quả.