Công nghệ tài chính là gì? Ứng dụng của công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam

01/02/2023

Công nghệ tài chính là gì? Ứng dụng của công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam

Nội dung

Công nghệ tài chính hay Fintech là lĩnh vực mới, tập trung vào việc sử dụng công nghệ hiện đại để tạo mới hoặc cải thiện hiệu quả sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực tài chính. Điều này giúp đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như góp phần vào sự phát triển nền kinh tế toàn cầu. Vậy hiện nay tại Việt nam, Fintech có vai trò và ứng dụng như thế nào trong ngành dịch vụ tài chính?

1. Công nghệ tài chính (Fintech) là gì?

Fintech được viết tắt của từ Financial Technology (công nghệ tài chính), và công nghệ này hiện nay được sử dụng cho tất cả các công ty, cá nhân sử dụng internet, điện thoại thông minh, công nghệ điện toán đám mây cũng như các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động của ngân hàng và đầu tư.

Fintech còn có thể hiểu là việc áp dụng những công nghệ tiên tiến để cải thiện, nâng cao chất lượng nói chung của các phương pháp cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech xuất hiện từ khá sớm, những năm 1850, cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu thì thuật ngữ này mới thực sự được công chúng quan tâm nhiều hơn.

Công nghệ tài chính (Fintech) là gì?

Công nghệ tài chính ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực

Ban đầu, Fintech được sử dụng cho công nghệ lưu trữ data của các tổ chức tài chính thương mại. Sau đó, từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thuật ngữ này được mở rộng hơn bao gồm tất cả những đổi mới về công nghệ trong lĩnh vực tài chính như: dịch vụ ngân hàng di động, ứng dụng đầu tư trực tuyến, ví điện tử, cho vay ngang hàng, các loại tiền mã hóa Bitcoin,…

Hiện nay, trên thế giới tổng cộng có hơn 10.000 công ty Fintech đang hoạt động và cạnh tranh với các ngân hàng trong lĩnh vực tài chính, trong khi đó tại Việt Nam tính tới cuối 2021 có khoảng hơn 150 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính.

2. Vai trò của công nghệ tài chính hiện nay

Không thể phủ nhận rằng Công nghệ tài chính Fintech là một trong những thành quả nổi bật của cuộc cách mạng 4.0, với vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại:

Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính: Nhờ những đổi mới và đột phá về công nghệ, Fintech đã giúp cho nhiều tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm/ dịch vụ nhanh chóng tiện lợi hơn, tiết kiệm chi phí hơn, không giới hạn không gian và thời gian, từ đó mang lại sự hài lòng của khách hàng.

Vai trò của công nghệ tài chính hiện nay

Lợi ích của công nghệ tài chính

Cải tiến hiện đại phương thức giao dịch: Chuyển đổi xu hướng từ giao dịch tiền mặt truyền thống trực tiếp sang giao dịch trực tuyến mà nổi bật nhất là các dịch vụ ngân hàng số đã trở nên phổ biến như Ví điện tử, hay Internet Banking,…

Giảm bớt rào cản tiếp cận dịch vụ tài chính: Sự ra đời của Fintech đã tạo ra giải pháp cho người dân ở những nơi khó tiếp cận các dịch vụ tài chính có thể đầu tư, giao dịch dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Công nghệ tài chính Fintech hiện đang cung cấp đa dạng các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ ngân hàng, thanh toán, hay quản lý tài chính, các loại tiền kỹ thuật số… với các sản phẩm được ưa chuộng như: Ví điện tử, Internet banking, Công nghệ sổ cái phân tán trên nền tảng blockchain, hay phát triển Thương mại trực tuyến B2C, mPOS.

3. Sự phát triển nhanh chóng của Fintech tại Việt Nam

Bất chấp những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua đến kinh tế toàn cầu, Fintech nói chung và ở Việt Nam vẫn có sức tăng trưởng mạnh mẽ với dòng vốn lớn được rót vào các dự án công nghệ tài chính mới, cùng với đó là sự ra đời của hàng trăm công ty Startup chuyên hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu trong năm 2021, điểm Fintech của Việt Nam hiện xếp hạng 70 trên thế giới, trong đó thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp lần lượt thứ 28 và 33 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một con số tự hào với 1 thị trường Fintech còn tương đối non trẻ như nước ta.

Theo thống kê của Merchant Machine năm 2021, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ người được tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng thấp nhất thế giới. Có khoảng 69% dân số Việt Nam hiện chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính, chưa có tài khoản tại ngân hàng. Các giao dịch bằng tiền mặt chỉ đạt 26% trong khi tỷ lệ phổ cập Internet của người dân Việt Nam hiện lên tới 66%. Điều này chứng tỏ thị trường để phát triển Fintech ở nước ta là cực kỳ cao.

Một điều tích cực là Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ, khả năng nắm bắt công nghệ mới tương đối nhanh nhạy với hơn 70 triệu người dùng điện thoại thông minh. Những yếu tố này là lời khẳng định nước ta có tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngành công nghệ tài chính trong tương lai.

Sự phát triển nhanh chóng của Fintech tại Việt Nam

Sự phát mạnh mẽ của lĩnh vực Fintech

4. Tiềm năng của công nghệ tài chính trong tương lai

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ tài chính Fintech mang đến cho xã hội những tiện ích rất lớn, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin và trong việc kết nối số với ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, mua sắm…. Do đó, công nghệ tài chính là ngành có tiềm năng mở rộng rất lớn trong tương lai. Trong tương lai, Fintech sẽ còn phát triển hơn nữa và có tầm ảnh hưởng lớn trong đa lĩnh vực chứ không chỉ trong phạm vi phục vụ trong ngân hàng, thương mại, tư vấn tài chính, hay sản phẩm tài chính như hiện tại.

Theo nghiên cứu thống kê, tính đến tháng 9/2020, tại Việt Nam hiện có khoảng 154 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính được thành lập. Cục thống kê ngành Lao Động cũng cho biết, trong khoảng năm 2020 đến năm 2030, mức tăng trưởng của ngành Fintech là 6%, dự kiến sẽ cần khoảng 492.100 vị trí mới trong năm 2030. Đây cũng là một trong ít ngành có mức thu nhập trung bình thuộc mức cao vào khoảng 83.660 USD/năm.

Hiện nay, Vega Fintech cũng là một trong số những công ty sử dụng công nghệ Fintech tiên phong tại Việt Nam kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn, học máy và trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra những sản phẩm, ứng dụng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.