Tín dụng đen - Rủi ro khi vay tín dụng và cách nhận biết

26/06/2023

Tín dụng đen - Rủi ro khi vay tín dụng và cách nhận biết

Nội dung

Tín dụng đen được xem là loại tín dụng xấu, ảnh hưởng tiêu cực về tài chính và tinh thần của các khách hàng. Rất nhiều người đã “nhận quả đắng” khi vay tiền từ tín dụng đen, ảnh hưởng tới cuộc sống, tới người thân và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng cần tránh xa các địa chỉ tín dụng đen để tránh gặp phải phiền toái sau này.

1. Tín dụng đen là gì?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể rằng thế nào là tín dụng đen.

Tín dụng đen, hay còn được gọi là tín dụng xấu, là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hình thức cho vay tiền mà không tuân thủ các quy định và quy tắc của ngành tài chính chính thức.

Đây là cách gọi áp dụng cho các tổ chức hoặc cá nhân không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiền hoặc họ thực hiện các hoạt động vay tiền mà không tuân thủ các quy tắc và quy định về lãi suất, thời hạn và các điều kiện khác.

Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất rất cao (hay nói cách khác là hình thức cho vay nặng lãi) từ các cá nhân hoặc tổ chức không có giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay được cấp phép.

Tín dụng đen là gì?

Tìm hiểu về tín dụng đen và thực trạng tín dụng đen hiện nay

Tín dụng đen là hình thức cho vay lãi mức cao không được pháp luật Việt Nam công nhận. Vì ở Việt Nam, chỉ các tổ chức tín dụng, ngân hàng mới được cấp phép hoạt động cho vay và phải chịu những quy định về cho vay và lãi suất.

Tín dụng đen có thể nhận dạng từ một số đặc điểm chính như sau:

- Lãi suất tín dụng đen là rất cao, gấp nhiều lần so với vay thông thường

- Hoạt động cho vay tín dụng đen là hoạt động không được nhà nước cấp phép.

- Thủ tục vay tín dụng đen vô cùng đơn giản, nhanh chóng

- Vay tín dụng đen thường sẽ không cần tài sản thế chấp

- Thời gian giải ngân cực kỳ nhanh chóng, có khi trong vài giờ

- Thời gian cho vay ngắn hạn, hình thanh toán theo phương thức trả góp theo từng tháng hoặc theo thỏa thuận.

2. Quy định và mức phạt dành cho các tổ chức tín dụng đen

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người hay tổ chức phạm tội cho vay nặng lãi (tín dụng đen) sẽ bị xử lý như sau:

Quy định và mức phạt dành cho các tổ chức tín dụng đen

Những quy định của pháp luật về tín dụng đen mà bạn cần biết

- Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn tái vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Phạm tội mà thu lợi bất chính số tiền 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt ngồi tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Người phạm tội cho vay tín dụng đen có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, sẽ cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Lãi suất tín dụng đen là bao nhiêu

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau theo từng kênh cho vay. Mức lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được pháp luật quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Lãi suất tín dụng đen là bao nhiêu

Mức lãi suất khi vay tín dụng đen rất cao

- Lãi suất vay do các bên vay và cho vay thỏa thuận.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền cho vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định được rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được sẽ xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ của người vay.

Nếu tín dụng có tính pháp lý để bảo vệ người vay và người cho vay thì “tín dụng đen” là hình thức hoàn toàn nằm ngoài pháp luật. “Tín dụng đen” không được kiểm soát về lãi suất cũng bảo vệ người vay. Lãi suất “tín dụng đen” không có quy định cụ thể mà tùy theo từng bên cho vay. Hầu như lãi suất do cá nhân hoặc tổ chức cho vay “tín dụng đen” tự quy định, với lãi suất thường trên 150% thậm chí lên đến 300 - 500%/năm, cao hơn mức lãi suất căn bản của ngân hàng nhà nước rất nhiều và đây là mức lãi vi phạm pháp luật với hình thức cho vay.

4. Rủi ro khi vay tín dụng đen

Vay tín dụng đen thông thường rất nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên theo đó, mức lãi suất của tín dụng đen lại trên trời. Nếu bạn không đáp ứng được lãi suất này, khi tranh chấp xảy ra, việc xử lý sẽ vô cùng phức tạp bởi bên cho vay là tổ chức trái phép và người vay đều không được pháp luật bảo vệ.

Chính những điều này, có thể tổ chức tín dụng đen thường gây sức ép lên người vay bằng bạo lực, thuê xã hội đen với nhiều biện pháp tinh vi để đe dọa. Cách làm tín dụng đen như vậy không chỉ gây rủi ro về tài chính mà còn gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp cho an toàn của người vay cũng như xã hội.

Rủi ro khi vay tín dụng đen

Những rủi ro mà khách hàng có thể gặp khi vay tín dụng đen

Khi vướng vào tín dụng đen, số tiền bạn phải trả sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu bạn vay do mức lãi suất cực cao lên đến 300 - 500%/năm của tín dụng đen. Phần lớn khách hàng đều không thể có khả năng chi trả được khoản tiền khổng lồ này dù đã chạy vạy chỗ nọ, chỗ kia.

Đối với các doanh nghiệp khi vướng vào tín dụng đen, tiền không thể trả có thể dẫn đến vỡ nợ, phá sản, thâm hụt vốn, tài sản doanh nghiệp bị đem cầm bán do không trả được số nợ khổng lồ mà còn bị uy hiếp từ các bên đòi nợ.

Như vậy, tín dụng đen tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường và rất phiền phức cho người vay vốn cũng như xã hội. Do đó, dù khó khăn thế nào, bạn cũng không nên dính vào các hình thức vay tín dụng đen.

5. Cách nhận biết tín dụng đen nhanh chóng

Để nhận biết được bên cho vay có phải là tín dụng đen hay không, các bạn có thể theo dõi qua các thông tin:

Cách nhận biết tín dụng đen nhanh chóng

Cách nhận biết hiện tượng tín dụng đen trên thị trường hiện nay

Vay mà không cần thế chấp, giải ngân nhanh chóng với hợp đồng thường ghi: Quá thời hạn trả nợ nếu bên vay không trả được nợ thì bên cho vay có quyền thu hồi các tài sản, nhà, đất của bên vay.

Cho vay không hạn chế thời gian vay vì lãi được tính theo ngày, mức trả lãi quy định từ 10 ngày/lần hoặc 1 tháng/lần hoặc theo thỏa thuận hai bên.

Tiếp theo là lãi suất cho vay vượt quá lãi suất pháp luật quy định, vượt quá 20%/năm của khoản tiền cho vay.

Ngoài ra, tín dụng đen thường sử dụng các hình thức sau đây:

- Các app vay tiền nhanh chóng với thủ tục đơn giản, vay tiền không cần giấy tờ hay tài sản thế chấp

- Các địa chỉ vay tiền thông thường đều không có thương hiệu, địa chỉ rõ ràng

- Các tờ rơi quảng cáo vay nóng được in đen trắng, phát ngoài đường

- Các địa chỉ vay tiền không có hợp đồng vay vốn và thông tin rõ ràng

Lợi dụng nhu cầu vay tiền gấp với thủ tục đơn giản, không cần thế chấp, nhiều bên tín dụng đen đã bẫy khách hàng, khiến khách hàng chịu lãi cắt cổ và gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Chính vì vậy nếu có nhu cầu vay tài chính, các bạn nên vay ở các ngân hàng, các bên cho vay uy tín để tránh dính phải tín dụng đen. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm bài viết liên quan:

➡️➡️ Điểm tín dụng là gì? Bí quyết cải thiện điểm tín dụng hiệu quả

➡️➡️ Rủi ro tín dụng là gì? Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

➡️➡️ Nợ xấu tín dụng là gì? Nợ xấu tín dụng có bị truy tố pháp luật không?